Phát triển Tháng Mười Ba Lan

Ở Ba Lan, ngoài chỉ trích việc sùng bái nhân cách, các chủ đề tranh luận phổ biển xoay quanh quyền chọn phương thức độc lập đến "chủ nghĩa xã hội địa phương, bản quốc" thay về theo mô hình Liên Xô đến từng chi tiết. Ví dụ, nhiều đảng viên Đảng Công nhân đoàn kết Ba Lan chỉ trích Stalin hành quyết các cộng sản Ba Lan già hơn trong cuộc Đại thanh trừ.[5] Vài yếu tố khác dẫn đến Ba Lan mất ổn định, bao gồm việc tình báo viên Ba Lan Józef Światło đào thoát vào năm 1953, làm suy yếu Bộ công an Ba Lan là cảnh sát bí mật trong nước. Ngoài ra, Bolesław Bierut chết đột ngột ở Moscow năm 1956, là Nhất bí Đảng Công nhân đoàn kết Ba Lan (biệt danh là "Stalin của Ba Lan),[6] dẫn đến kình địch gia tăng giữa các phe phái cộng sản Ba Lan và căng thẳng trong xã hội, lên tới đỉnh điểm trong Chuỗi biểu tình Poznań năm 1956, còn gọi là Tháng 6 '56.[4][7][8]

Ban thư ký Đảng quyết định bài diễn văn của Khrushchev nên được lưu hành rộng rãi ở Ba Lan, các hậu nhiệm của Bierut lấy làm thời cơ chứng minh tư cách cải cách, dân chủ của họ cùng tinh thần sẵn sàng chia đường với di tích Stalin. Cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng ngàn cuộc họp Đảng tổ chức khắp nước, có Bộ chính trị và Ban thư ký tán thành, hàng chục ngàn người tham gia; kế hoạch của Ban thư ký thành công hơn mong đợi. Trong thời gian này, tình hình chính trị trong nước thay đổi, nhiều vấn đề tế nhị đem ra bàn luận bao gồm tính chính đáng của Đảng Cộng sản, trách nhiệm cho tội ác của Stalin, việc bắt giam Gomułka ngày càng phổ biến và các vấn đề trong quan hệ Liên Xô-Ba Lan như quân đội tiếp tục đóng doanh trong nước, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Thảm sát KatynKhởi nghĩa Warsaw không được Liên Xô giúp đỡ. Người dân yêu cầu Đại hội đại biểu Đảng mới, vai trò lớn hơn cho Sejm và bảo đảm tự do cá nhân. Hoảng hốt nên Ban thư ký quyết định giữ bài diễn văn bí mật.[8]

Tháng 6 năm 1956, ở Poznań có cuộc nổi loạn, công nhân biểu tình phản đối thiếu lương thực và hàng dân dụng, nhà cửa tồi, thu nhập thật giảm, quan hệ thương mại với Liên Xô và quản lý kém kỏi nền kinh tế. Chính phủ ban đầu gán các người biểu tình là "lũ khích động, phản cách mạng và đế quốc", sau giết giữa 57[9] và 78 người,[10][11] hầu hết đều là người biểu tình, và làm thương, bắt giam hàng trăm. Sớm, giới lãnh đạo đảng nhận ra rằng cuộc nổi loạn đã khởi xướng phong trào dân tộc và đảo ngược quan điểm; mức lương được tăng 50% và cải cách kinh tế, chính trị được hứa.[5][12][13]

Tuy lớn nhất, nhưng không chỉ có chuỗi biểu tình Poznań ở Ba Lan, mùa thu cùng năm biểu tình xã hội bắt đầu lại. Ngày 18 tháng 10, dân biểu tình phá hủy trụ sở dân quân và thiết bị chặn vô tuyến ở Bydgoszcz, ngày 10 tháng 12 một đám đông ở Szczecin tấn công các tòa công sở bao gồm một nhà tù, văn phòng viện kiểm sát và lãnh sứ quán Liên Xô. Nhân dân toàn quốc chỉ trích cảnh sát an ninh và yêu cầu giải tán ủy ban công an cùng trừng phạt các viên chức có tội nhất, vạch trần những người cộng tác với cảnh sát bí mật; nhiều người có nghi vấn bị tấn công thường xuyên. Ở nhiều địa phương, đám đông tụ tập ngoài trụ sở cảnh sát bí mật, hô hào khẩu hiệu thù địch và đập cửa sổ. Cuộc họp công khai, biểu tình và diển hành đường phố diễn ra ở hàng trăm thị trấn khắp Ba Lan, bình thường do đơn vị Đảng địa phương, chính quyền địa phương và công đoàn tổ chức, nhưng các nhà sắp xếp chính thức thường mất kiểm soát khi hoạt động chính trị vượt quá kế hoạch ban đầu. Các đám đông thường làm những hành vi cực đoan trong nhiều trường hợp dẫn đến hỗn loạn trên đường phố và xung đột với cảnh sát cùng các cơ quan chấp pháp khác. Trong khi có và ngay sau "Hội nghị toàn thể VIII" của Ủy ban trung ương Đảng vào ngày 21 tháng 10, hoạt động đường phố đến đỉnh, nhưng vẫn tiếp tục cho đến cuối năm. Cùng lúc, tư trào tôn giáo nổi lên, có hát thánh ca và yêu cầu phóng thích Stefan Wyszyński cùng khôi phục chức vị của các giám mục bị đàn áp. Chủ nghĩa dân tộc là nền tảng của động viên quần chúng và chỉ đạo các cuộc tụ tập công khai, người tham gia hát quốc gia và các bài ca yêu nước khác, yêu cầu quân phục truyền thống, trả đại bàng trắng cho quốc kỳ và công kích sự phụ thuộc Liên Xô và quân đội Liên Xô của Ba Lan; người dân yêu cầu trả lại lãnh thổ phía đông, lời giải thích cho thảm sát Katyn và loại bỏ tiếng Nga khỏi khóa trình giáo dục. Trong mười ngày cuối cùng của tháng 10, các đài kỷ niệm Hồng quân bị dân Ba Lan tấn công: sao đỏ bị kéo xuống từ mái nhà, nhà máy và trường học; cờ đỏ bị phá hủy; và chân dung Konstantin Rokossovsky là viên chỉ huy phụ trách chiến dịch đẩy quân Đức khỏi Ba Lan bị xuyên tạc. Có các nỗ lực phá vào nhà công dân Liên Xô chủ yếu ở Hạ Silesia, là cơ sở của quân Liên Xô. Tuy nhiên, khác với giới biểu tình ở Hung và Poznań, các nhà hoạt động Ba Lan hạn chế các yêu cầu và hoạt động chính trị không đơn thuần phản cộng và chính thể cộng sản. So với tháng 6, chính quyền cộng sản không bị thách thức công khai, thẳng thừng và các khẩu hiệu phản cộng trong cuộc nổi loạn tháng 6 như "Chúng tôi muốn bầu cử tự do", "Đả đảo chuyên chính cộng sản" hay "Đả đảo Đảng" ít hơn nhiều; các ủy ban Đảng không bị tấn công.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháng Mười Ba Lan http://www.britannica.com/eb/article-28216 http://www.britannica.com/eb/article-9079145 http://www.country-studies.com/poland/from-stalini... http://www.country-studies.com/poland/gomulka-and-... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://info-poland.buffalo.edu/classroom/longhist6... http://sipa.columbia.edu/regional/ECE/gluchowski.p... http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB76/doc5.... http://mek.oszk.hu/01200/01274/01274.pdf http://www.culture.pl/web/english/culture-full-pag...